Tài khoản

Những lưu ý mẹ cần nhớ khi cho bé ăn dặm bé chỉ huy BLW

Trước khi cho bé ăn dặm theo phương pháp bé chỉ huy - Baby led weaning (BLW), mẹ cần tìm hiểu kỹ kiến thức cũng như tham khảo các kinh nghiệm của các bậc cha mẹ khác. Bài dịch dưới đây của Bibabo được lấy từ tài liệu của Nhóm cha mẹ cho con ăn dặm BLW quốc tế, mẹ hãy đọc thật kỹ trước khi cho bé ăn dặm theo phương pháp này nhé.

Những lưu ý về thực phẩm khi cho trẻ ăn dặm BLW

  • Không sử dụng muối và đường khi chế biến thức ăn cho bé.

  • Các món  trứng cần được nấu chín.

  • Không sử dụng mật ong cho bé dưới 1 tuổi.

  • Không cho bé ăn những thức ăn có nguyên liệu từ cám gạo, hay ngũ cốc giàu chất xơ.

  • Không cho trẻ ăn các loại thực phẩm như đậu phộng/lạc hoặc các thực phẩm có chữa những loại hạt đó.

  • Không cho trẻ dưới 1 tuổi uống sữa tươi (nhưng có thể nấu hoặc trộn chung với một số loại ngũ cốc).

  • Không cho bé uống nước trái cây nguyên chất (nhưng có thể cho bé uống nước trái cây pha cùng với tỷ lệ  20 nước trái cây : 80 nước lọc).

  • Không cho bé ăn quá 2 lát bánh mì mỗi ngày (với những bé dưới 1 tuổi).

  • Thực đơn cho bé phải luôn đa dạng.

  • Cho bé trên 1 tuổi sử dụng các chế phẩm từ sữa nguyên kem (sữa tươi, sữa chua,...).

  • Hạn chế cho bé ăn những thực phẩm là ngũ cốc nguyên hạt vì sẽ khiến trẻ bị đầy bụng.

  • Chế biến các loại rau củ đến khi chín mềm, nhưng đừng để bị nhừ hoặc nát. Bạn nên luộc, hấp hoặc cắt các loại rau củ quả thành hình thanh để thực phẩm dễ chín hơn.

  • Các loại trái cây như đu đủ, dưa hấu có thể cắt thành các thanh dài, hình que.

  • Các loại trái cây nhỏ hơn như nho có thể cắt đôi theo chiều dọc.

  • Táo và lê mẹ có thể cho bé ăn cả quả, mẹ nên cắn trước một miếng để bé "xử lý" dễ dàng hơn.

  • Mẹ nên để lại một ít vỏ trên một số loại rau củ quả như táo, lê, bơ hoặc xoài, khoai tây.

  • Mẹ có thể cho bé ăn chuối mà vẫn còn lại một chút vỏ ở phần cuối để bé cầm không bị trơn, khi nào bé có kỹ năng xử lý thức ăn thành thạo hơn thì cho bé tập cầm chuối đã bóc vỏ hoàn toàn.

  • Cắt rau củ quả theo hình răng cưa sẽ giúp bé dễ cầm thức ăn hơn.

  • Bảo quản những đồ ăn còn dư lại nếu mẹ không muốn cho bé ăn quá nhiều.

  •  Mẹ nên hạn chế cho bé ăn bánh quy tập nhai vì chúng có chứa hàm lượng đường và các chất phụ gia khá cao.

Những loại thực phẩm bé dễ dàng cầm nắm ở giai đoạn tập kĩ năng

  • Các loại rau củ hấp chín (đậu xanh, ngô, củ cải đường).

  • Bông cải canh hoặc súp lơ hấp chín.

  • Các loại củ như cà rốt, khoai tây, cà tím, khoai lang, bí ngô, ớt chuông, bí ngòi cắt hình que được luộc, nướng hoặc xào.

  • Dưa chuột có thể ăn sống (cũng rất hữu ích khi bé mọc răng).

  • Bơ được cắt dầy (đừng chọn bơ quá chín).

  • Các loại trái cây như lê, táo, chuối, xoài mẹ có thể cho bé ăn cả quả hoặc cắt thành hình que.

  • Chọn những loại pho mát cứng để cắt thành hình thanh, như pho mát Cheddar hoặc Gloucester.

  • Bánh mì được cắt thành hình que.

  • Các loại bánh như yến mạch, bánh mì nướng.

  • Cơm nắm.


Thức ăn có dạng thanh dài sẽ giúp bé cầm nắm dễ hơn.

Lưu ý với một số loại thực phẩm bé dễ vây bẩn lên quần áo

  • Với những loại thức ăn như vậy mẹ nên xắt thành miếng hình que xoắn, hình vỏ sò hay hình nơ sẽ giúp bé dễ cầm nắm hơn xắt thành khối trơn. Mẹ cũng có thể cho bé ăn kèm với các loại nước xốt.

  • Các loại gạo hạt nhỏ (như gạo Thái Lan, gạo sushi Nhật Bản) khi nấu thành cơm khá dính, trẻ sẽ dễ cầm nắm hơn. Tuy nhiên bạn vẫn có thể dùng các loại gạo thông thường.

Tập chấm

  • Mẹ có thể sử dụng hỗn hợp các loại đậu, cà chua , nước sốt pho mát, kem pho mát và sữa chua…

Các loại rau củ quả giàu sắt

  • Các loại đậu, trái cây khô như mơ, sung và mận khô, rau lá xanh. 

  • Bổ sung thêm những loại thực phẩm giàu vitamin C sẽ giúp bé hấp thu sắt tốt hơn.

 

06/2017.  Có 7 thích.   Đã có 1 phản hồi.
  Thích
  Facebook